Hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn non yếu, bé chưa quen với thực phẩm mới nên hay bị rối loạn tiêu hóa, điển hình là táo bón. Vậy
nguyên nhân do đâu bé bị táo bón và cách chữa trị như thế nào mời các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón
Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả khi trẻ bị táo bón lâu ngày như thế nào?
Đối với trẻ bình thường thì 1-2 ngày là đi tiêu 1 lần, tức là 1 tuần bé sẽ đi tiêu khoảng 5 lần. Nếu mẹ thấy bé đi tiêu ít hơn 3 lần 1 tuần thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bé đang bị táo bón.
Mẹ cẩn thận hơn có thể kiểm tra phân của be sẽ có dấu hiệu như sau: phân cứng, thành viên hoặc đóng khối rất lớn. Bé mất sức khá nhiều khi đi tiêu và có thể có cảm giác đau đớn.
Riêng với trẻ sơ sinh đang bú mẹ thì đi tiêu 3 lần/ngày, nhiều hơn có thể là 10 lần/ ngày ngược lại có bé hơn 1 tuần mới đi tiêu 1 lần. Nhưng đay vẫn không gọi là táo bón nếu phân bé vẫn mềm và không có tình trạng thành viên như trên.
Trẻ bú bình, bé đi tiêu 2 lần/ ngày, càng lớn số lần đi tiêu của bé sẽ giảm dần xuống còn 1 lần/ ngày.
Lưu ý: đối với trẻ sơ sinh, khi bé đi tiêu bé sẽ vặn mình, đỏ mặt, tay khua và co chân lên bụng 1 lúc xong mới đi được. Điều này là hoàn toàn bình thường các mẹ nhé, vì đây là giai đoạn bé đang tập đi tiêu mà thôi!
Nguyên nhân khiến bé bị táo bón là gì?
Nguyên nhân 1: Trước tiên có thể kể đến nguyên nhân do cấu tạo đường ruột của bé: ruột già quá to, hẹp hậu môn, rối loạn vận động ruột, bệnh nội tiết chuyển hóa... Nếu mẹ thấy bé có những dấu hiệu: táo bón trên 1 tuần, sụt cân, suy dinh dưỡng, bụng chướng, đau bụng, đau hậu môn, buồn nôn, sót ruột... thì hãy mau đưa bé tới các cơ sở y tế vì đây có thể không phải là bé bị táo bón thông thường.
có 2 nguyên nhân khiến bé bị táo bón: cấu tạo đường ruột, chế độ ăn uống
- Chế độ ăn không cân bằng, không chứa nhiều chất xơ, bé ăn quá nhiều thịt khô, khi ăn không ăn canh...
- Trẻ lười uống nước
- Nín đi đại tiện vì sợ đau, không quen bồn, sợ chỗ lạ
- Bé mải chơi không muốn đi đại tiện
- Đôi khi 1 số trẻ còn do stress như: thi cử, chuyển trường, chuyển lớp, thậm chí là bố mẹ mắng cũng có thể dẫn đến stress cho trẻ.
Tác hại của táo bón lâu ngày
- Táo bón lâu ngày khiến trẻ sợ cảm giác đi tiêu, vì mỗi khi đi bé sẽ phải tốn nhiều sức, đau rát hậu môn và cảm thấy rất khó khăn.
- Nhiều trẻ tích tụ lâu trong cơ thể khiến phân càng to, bé sẽ bị chảy máu khi đi tiêu, chính điều này sẽ dẫn tới 1 vòng sợ hãi đối với bé: sợ đi tiêu vì đau
- Không đi tiêu được bé chướng bụng, đầy hơi, cơ thể khó chịu. Điều này cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chán ăn và sút cân.
Thời điểm bé bị táo bón
Có 3 thời điểm chính bé hay bị táo bón:
- Sau khi bắt đầu ăn bột ngũ cốc và trái cây nghiền: đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm, chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn bột. Có thể chế độ ăn của bé không đủ chất xơ và không uống đủ nước dễ khiến bé bị táo bón.
- Trong suốt thời gian tập ngồi bô: thời gian này, nhiều bé chưa quen chỗ mới, hoặc không thích ngồi bô nên bé sẽ có xu hướng nín nhịn mỗi khi buồn đi tiêu. Chính vì thế cha mẹ nên để ý để tập cho bé tói quen ngồi bô đi tiêu.
- Sau đi bắt đầu đi học: đây là lúc bé đã lớn hơn, bé đã ăn có thể ăn được cơm. Chế độ ăn khô, không có rau vì nhiều bé không thích ăn rau. Lời khuyên dành cho các mẹ đó là nên cho bé ăn nhiều rau xanh, tránh cho bé ăn quá khô sẽ ảnh hưởng không tốt đến chế độ tiêu hóa của trẻ.
Mách mẹ cách chữa táo bón hiệu quả cho trẻ
1. Cho trẻ uống nhiều nước
cho bé uống nhiều nước để chống táo bón
Trẻ nhỏ thường không tự ý thức được việc uống nước của mình trẻ không biết rằng việc uống nước sẽ rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của cơ thể. Chính vì lẽ đó, mẹ nên thường xuyên nhắc nhở bé uống nước đều đặn trong ngày. Ban đầu có thể uống với lượng ít, nhưng lâu dần bé sẽ quen và hình thành 1 thói quen tốt đó là uống nước.
Mặc dù không phải là yếu tố quyết định tất cả chứng táo bón của trẻ có dứt điểm được hay không nhưng các mẹ vẫn nên chú ý cho trẻ uống nhiều nước vì nước rất tốt cho cả cơ thể chứ không riêng gì hệ tiêu hóa.
2. Với trẻ đang ăn dặm thì cho ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín
rau xanh và hoa quả chín không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn cả sức khỏe của bé nữa
Chế độ ăn dặm nhiều rau xanh chính là giải pháp giúp trẻ giảm chứng táo bón. Mẹ có thể chọn những loại rau có màu xanh sẫm như rau cải xanh, súp lơ, cải thìa.. xay ra nấu bột ăn dặm cho bé.
Bên cạnh đó, hoa quả chín cũng rất tốt cho sức khỏe của trẻ và hỗ trợ hệ tiêu hóa đường ruột có thể hoạt động tốt.
3. Đối với trẻ đang bú mẹ
bà bầu ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp cơ thể khỏe mạnh, tốt sữa cho bé
Việc mẹ cần làm đó là uống thật nhiều nước, ăn thật nhiều rau xanh và hoa quả chín để sữa bé bú không khiến bé bị táo bón. Mẹ không biết rằng chính những gì mẹ ăn vào cơ thể có thể thì chất dinh dưỡng mà bé hấp thụ vào cơ thể qua sữa mẹ.
Chế độ dinh dưỡng của bà bàu là cực kỳ quan trọng mẹ nên chú ý để cả mẹ và bé đều có thể khỏe mạnh!
4. Sử dụng men vi sinh
Men vi sinh được xem như là thần dược đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Chính vì những công dụng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, giảm thiểu chứng táo bón, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Mẹ cho trẻ uống men vi sinh để chăm sóc sức khỏe của bé tốt hơn.
4. Top những loại thực phẩm giúp bé khỏi táo bón nhanh chóng
hoa quả tươi, rau xanh rất tốt cho sức khỏe của bé
- Bơ: tuy có vị hơi chua nhưng chứa rất nhiều chất xơ và vitamin A, C Kalii và nhiều chất dinh dưỡng khác chữa táo bón cho bé cực tốt
- Dưa hấu: loại quả hạn ché nguy cơ táo bón ở trẻ vì có hàm lượng chất xơ, đặc biết là hàm lượng nước cao nên rất tốt cho đường ruột của bé
- Rau mồng tơi: đây là loại rau ctrij táo bón cho bé rất tốt, mẹ có thể xay ra nấu cho bé ăn dặm
- Bột sắn, vừng đen
- Khoai lang: với hàm lượng chất xơ cao, khoai lang là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa
- Nước cam, sữa chua...
Xem thêm: