trẻ bị tiêu chảy kéo dài rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ
Dấu hiệu cảnh báo bé bị tiêu chảy kéo dài
- Bé đi ngoài thất thường, có ngày đi nhiều, có ngày đi ít
- Phân của trẻ có nhiều nước, lổn nhổn, có mùi, có màu vàng hoặc xanh, đôi khi bé còn phải rặn khi đi ngoài.
- Trẻ bị mất nước do đi ngoài quá nhiều
- Trẻ biếng ăn, sụt cân, da xanh xao..
- Mệt mỏi, ủ rũ không muốn vui chơi gì
- Hay khóc nhè hoặc không có phản ứng gì do bé quá mệt nếu như tình trạng tiêu chả kéo dài quá lâu
Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ
- Độ tuổi của trẻ: như đã nói ở trên, đối với các trẻ sơ sinh hê tiêu hóa còn yếu nên rất dễ bị mắc tiêu chảy, nhất là bé trong độ tuổi từ 6-24 tháng tuổi. Đây là lúc mà hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện khiến bé dễ bị tiêu chảy
- Thiếu dinh dưỡng: tình trạng bé bị thiếu 1 số vi lượng quan trọng đối với đường tiêu hóa đó là: các loại vitamin B1 B7, đặc biệt là sắt, kẽm, hay acid folic..
chế đọ dinh dưỡng, tình trạng miễn dịch, chức năng nhu động ruột... chính là nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy kéo dài
- Tình trạng miễn dịch: hệ miễn dịch của bé có tốt hay không cũng là yếu tố quan trọng giúp bé bảo vệ hệ đường ruột của mình khỏi những tác nhân gây hại
- Chức năng của nhu động ruột suy giảm: tình trạng giảm nhu động ruột có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
- Bé ăn phải thực phẩm ôi thiu: hệ tiêu hóa của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi thực phẩm ôi thiu, nếu mẹ không đê ý thực phẩm bị ôi thiu có thể gây nhiễm khuẩn cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Biện pháp khắc phục
+ Khi trẻ bị có dấu hiệu tiêu chảy kéo dài mẹ nên bổ sung nước cho bé ngay vì cơ thể bé đã bị mất nước, tốt nhất mẹ cho uống oresol pha theo đúng tỉ lệ để cung cấp đủ nước cho trẻ.
mẹ chú ý bổ sung nước cho trẻ, cho trẻ uống men vi sinh và đưa trẻ đi khám nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào
+ Cho trẻ uống men vi sinh: để tăng cường hệ miễn dịch cho hệ tiêu hóa, giúp chống lại các tác nhân gây tiêu chảy và các bệnh tiêu hóa khác. Các lợi khuẩn sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng để trả lại hệ tiêu hóa bình thường cho trẻ, trẻ sẽ mau khỏi bệnh hơn
+ Đưa trẻ đi khám ngay nếu có dấu hiệu nguy hiểm:
- Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm
- Phân bé có lẫn máu: có thể là màu hồng hoặc đỏ tươi
- Bụng bé đau khi sờ ấn
- Có dấu hiệu mát nước, mệt mỏi, mặt xanh xao
- Bé không ăn uống gì được, nôn chớ
- Trẻ sốt cao không dấu hiệu hạ sốt
đưa bé đi khám là biện pháp an toàn nhất khi bé bị tiêu chảy kéo dài
Lưu ý: Để hạn chế tình trạng tiêu chảy cho bé mẹ nên giữ vệ sinh khi nấu đồ ăn cho bé, thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé!
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét